Saturday 31 December 2011

Tết Văn Lang Cả làng Nói Phét - Quang Tèo - Giang Còi Cùng Nhau Đại Náo Làng Văn Lang

Tết đến rồi mời các bạn cùng thưởng thức clip hài đầu năm và cùng cười sảng khoái vói làng Văn Lang với sự góp mặt của các danh hài nổi tiếng

Hai diễn viên hài tái xuất cùng nhau trong đĩa hài tết năm nay với tên gọi Tết Văn Lang – Cả làng nói phét và có những trường đoạn diễn hết sức hài hước, ăn ý.

Tết Văn Lang, cả làng nói phét quy tụ nhiều diễn viên hài nổi tiếng đất Bắc tham gia. DVD này gồm 3 tiểu phẩm "Tỷ phú Văn Lang", "Đích tôn ngoại", "Phú ông hà tiện" được đạo diễn Phạm Đông Hồng dàn dựng từ kịch bản của nghệ sĩ Văn Hiệp.


Tiểu phẩm "Tỷ phú Văn Lang" sẽ khiến khán giả cười lăn với các màn bốc phét của ông Khuếch (nghệ sĩ Quang Tèo thủ vai) và ông Khoác (nghệ sĩ Giang "Còi" diễn). Sau khi rít trộm bịch thuốc lào "tiến vua", hai ông Khuếch, Khoác đã tự túm tóc mình bay lên khỏi mặt đất, rồi thi nhau bốc phét.
Trong những màn "bốc phét lên giời" ấy, người xem lại thấy được cái sự thật về những ước vọng ngàn đời của người dân.
Quang Tèo, Giang Còi ngồi trên đống rơm cười phớ lớ
Quang Tèo và Giang Còi rất lâu rồi mới cùng nhau diễn trong một tiểu phẩm hài.
Quang Tèo, Giang Còi ngồi trên đống rơm cười phớ lớ
Họ từng là đôi bạn diễn ăn ý với nhau trong nhiều năm qua.
Quang Tèo, Giang Còi ngồi trên đống rơm cười phớ lớ
Đây là lần đầu tiên Giang Còi đóng hài tết. Anh cho biết, diễn hài thành một sản phẩm như thế này dễ nhìn ra cái lỗi mà không sửa được.
Quang Tèo, Giang Còi ngồi trên đống rơm cười phớ lớ
Quang Tèo, Giang Còi ngồi trên đống rơm cười phớ lớ
Quang Tèo, Giang Còi ngồi trên đống rơm cười phớ lớ
Quang Tèo làm duyên trong hậu trường quay hài tết


Cả làng… nói phét!


 Ở Phú Thọ có hai làng cùng mang tên Văn Lang một ở huyện Hạ Hòa và một ở huyện Tam Nông, nhưng cứ đánh tiếng về cái làng mà “cả làng nói phét” thì chả bao giờ bị chỉ nhầm đường. Văn Lang “nói phét” nằm gọn trong vùng đồi núi trung du thuộc huyện Tam Nông với những con đường đất đỏ quanh co ngoằn ngoèo, bụi bay mù mịt. Cách mặt đường quốc lộ không quá mười lăm phút chạy xe nhưng khung cảnh nơi này giống như một thế giới hoàn toàn khác - yên ắng, hoang sơ, thanh bình đến… giật mình.
“Nói điêu cực giỏi, nói hay càng tài”…
Duy chỉ có tiếng cười là giòn giã từ đầu làng đến cuối xóm. Chả thế mà dừng chân ở một quán nước ven con đường nhỏ dẫn vào làng, nghe dăm ba câu chuyện tán gẫu thường ngày của người dân ở đây, nếu chẳng biết trước đang ở trong địa phận “làng nói phét” thì cứ ngỡ như đang xem diễn tập hài kịch…
- Năm rồi hạn hán mất mùa, làm ăn chán quá, tình hình kinh tế nhà ông thế nào?
- Ối giời tuy thế mà thóc vẫn nuôi đủ cả làng đấy.
- Chăn nuôi thì sao?
- 6 đám cưới chửa chắc đã hết gà nhà tôi.
- Bao nhiêu con mà lắm thế?
- Tổng số trên trăm con, kể cả gà của 3 nhà bên cạnh thì phải gần 200 con…
Mẩu thoại ngắn giữa hai người đàn ông luống tuổi của “làng nói phét” khiến chúng tôi phải bấm bụng để khỏi phì cười. Chưa kịp nhấp ngụm nước chè cho cái cười nó trôi vào trong thì lại nghe tiếp tiếng kể hỉ hả của một anh thanh niên: “Hôm qua, con gà nhà em sang xóm bên cạnh ăn cháo trong cái máng lợn, con lợn tức khí vả cho gà nhà em một cái, gà nhà em uất lên đá chết luôn con lợn 70kg đấy”.
Nói đoạn, anh chàng cầm cái ấm nước chè ủ trong bình tích định bụng rót nhưng không may vừa lúc ấm cạn nước, tức thì liền quay sang “đá xoáy” chị chủ quán: “Ấm nhà chị chưa rót đã tắc bã chè, vứt đi mà thay ấm mới. Ấm nhà em… chìa cái là đầy”.
Lại có chuyện một bà bán ớt “câu khách” ngoài chợ bằng chiêu quảng cáo: “Ớt Văn Lang chúng em cay rõ là cay, ngửi một ít cũng cay lên tận óc, hít một tý là hắt xì hơi suốt ba ngày, ăn một tẹo cũng cay rụt lưỡi”. Có người khách đi qua nghe thế nhặt quả ớt lên, đúng lúc tự nhiên hắt xì hơi nên vội vàng xua tay bảo: “Gớm, cay thế thì… bố ai dám mua”.
Thấy chúng tôi cười khoái chí, chị chủ quán tiếp lời bằng câu chuyện kể về củ sắn đâm xuyên qua đường 24 với lời rào trước: “Chuyện gia truyền của Văn Lang đấy, già trẻ lớn bé trong làng, không ai là không biết”. Ấy là chuyện về một chị nông dân nọ trên con đường từ rừng về nhà bỗng thấy con đường 24A nối từ Cổ Tuyết, Tam Thanh đi Cẩm Khê bị đứt ngang.
Tiện có dao cuốc đem theo, chị đào theo đường nứt và phát hiện ra một củ sắn vừa dài vừa to. To thì bình thường thôi, bằng đùi người. Nhưng dài lắm, đầu thì ở làng Văn Lang nhưng đuôi nối đến tận làng Cổ Tuyết. Củ sắn to thế, dài thế nhưng lúc đào chẳng may bị vỡ ra làm nhiều khúc, chị này liền nhặt một khúc giắt vào cạp váy mang về. Về đến nhà bỏ ra đã thấy sắn ở cạp váy bở bung ra như… quả dưa bở.
Một nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ…
Theo lời chỉ dẫn của người dân ở đây, chúng tôi tìm đến nhà ông Hán Văn Hùng - một trong những “thiên hạ đệ nhất... phét” của làng cười Văn Lang. Ngôi nhà nằm gọn trên một quả đồi cao, bao quanh là vườn sơn nhựa xanh thẫm và rộng mênh mông. Lạ cái, ruộng nương hạn hẹp, đất đai cằn cỗi, đời sống còn nhiều khó khăn là thế nhưng dường như chả mấy ai phiền não ảo sầu. Hình như bởi thế nên nom ai cũng trẻ hơn tuổi. Chả thế mà người ta vẫn bảo đến làng Văn Lang không chỉ khó đoán được ý tứ thật đùa trong từng câu chuyện mà còn khó đoán trúng cả tuổi tác của người dân nơi này.
Vừa dẫn chúng tôi vào nhà, ông Hùng vừa rôm rả chỉ vào ngôi nhà của mình giới thiệu: “Ngày xưa ngôi nhà này chỉ là một túp lều được dựng tạm bợ thôi, giống hệt túp lều của Cường Bạo Đại Vương đánh Thần Sét ấy. Mái lợp lá cọ trơn đến nỗi Thần Sét mà từ trên trời nhảy xuống thế nào cũng trượt rơi xuống sân, lúc ấy tôi nhảy ra tôi đánh luôn chả kém gì Cường Bạo Đại Vương cả”.
Chả nói đâu xa xôi, ngay như ông Hán Văn Hùng, mặc dù trưởng khu 4 của làng Văn Lang song mọi người ở đây vẫn thường đùa ông là “trưởng khu nói phét”. Có bận, ông đi ngang qua nhà hàng xóm nhắn với vào: “Bố Khang nó bảo chị ở nhà nấu cơm ăn trước đi nhé, không phải phần đâu, hôm nay ông ấy đi ăn chiêu đãi rồi”.
Ấy thế mà chị vợ tưởng thật, nấu cơm ăn hết thật, đến khi anh chồng về thì mâm đã… sạch sành sanh. Nhưng nói phét thế theo ông Hùng vẫn là chuyện thường. Lần khác, tiện đường đi qua nhà người quen, ông mới “ngứa miệng” nói phét với chị vợ: “Có chồng thì giữ nhé, tôi thấy ông ấy đang gật gù với mấy cô nông dân tập thể dục ngoài kia kìa”.
Nhưng trêu gần đến lúc kịch tính, vợ chồng chuẩn bị “đấu khẩu” thì ông trưởng khu lại xuất hiện để… hoãn. Cái bệnh thích tếu táo, bông đùa ngấm sâu vào máu ông trưởng khu đến nỗi nhiều người dân trong vùng tuyên bố: “Ông nói như thật. Chừa, chừa, từ giờ chả nghe ông nữa”. Ấy thế mà lần sau vẫn “mắc lừa” ông trưởng khu như thường.
Làng Văn Lang giờ đây cũng đã có một đội gồm “toàn các nhân tài nói phét được thu nhặt từ các mảnh vườn về” tụ hợp nhau lại để đi kể chuyện cười. Hai năm trở lại đây, cứ đầu tháng Giêng làng lại tổ chức hội thi kể chuyện cười. “Tiếc là đội này chỉ kể chuyện cười mỗi khi có dịp, còn lại là kiêm luôn cả ca múa nhạc văn nghệ lẫn… nhạc hiếu. Còn hội thi kể chuyện cười thì chắc làm được năm nào hay năm ấy vì kinh phí tổ chức eo hẹp quá!” - ông Hán Văn Hùng tâm sự.
Dẫu còn nhiều trăn trở song về đây mới thấy người dân Văn Lang lúc nào cũng vui phơi phới. Có lẽ bởi họ có cả một gia tài chuyện… phét, hơn nữa còn bởi cái suy nghĩ rất giản dị “một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, bằng một rổ quế chi, bằng một ly táo tầu, bằng một bầu rượu ngọt, bằng một sọt táo tươi”…

No comments:

Post a Comment